Trang trại ốc sên

Tại Việt nam ốc sên bị coi là loại sâu bọ gây hại cho hoa màu và cây trồng, người dân chúng ta không ăn ốc sên mà còn giết bỏ chúng. Nhắc đến ốc sên mọi người cảm thấy sợ và không giám ăn. Sự thật theo nghiên cứu của các nhà sinh học chúng có một giá trị dinh dưỡng rất cao, Ốc sên màu vàng-nâu châu Á thịt chứa chất đạm (protein) cơ thể con người dễ hấp thụ, ít chất béo (phần lớn không no) ngoài ra còn có một chút magiê, canxin, kali và kẽm.

Nhu cầu hằng năm về thịt ốc sên toàn cầu là 400.000 T, Mỹ mỗi năm phải nhập 3,1 tỷ USD. Thế giới mỗi năm tiêu thụ 400.000 tấn ốc sên. Pháp vẫn là nước tiệu thụ nhiều nhất, chỉ riêng ở Paris, mỗi ngày ăn hết 210T ốc sên. Pháp hằng năm phải nhập từ 50.000 – 60.000 tấn ốc thịt, trong đó có 80% được nhập từ hơn 30 nước.

Pháp, Anh, Ý, Tây ban Nha, Ban Lan, Hungary là những nước châu Âu có truyền thống nuôi ốc sên lâu đời. Bước sang đầu thiên niên kỷ, sau khi gia nhập EU, Ba Lan và Hungary đã nhanh chóng công nghiệp hóa, sản lượng ốc sên giảm mạnh, Bulgaria đã nhân cô hội trỗi dậy trở thành cường quốc xuất khẩu ốc sên, chủ yếu sang Pháp. Hằng năm, nước này đã xuất 800 - 900 tấn ốc sên và sản phẩm từ ốc sên, tuy chưa nhiều, nhưng đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt lạc hậu ở nông thôn.

Bulgaria cũng đang bắt đầu xuất khẩu một loại ốc sên mới -- ốc sên ăn cà rốt, chủng đột biến từ ốc sên Địa Trung Hải. Những con ốc này trông rất lạ mắt vì nó màu vàng cam chúng có giá tới 80 euro/kg. Ở châu Á, Đài Loan vào những năm 60 của TK trước, đã phát triển mạnh nghề nuôi ốc sên, sản lượng gấp 10 lần TQ và bỏ xa nước nuôi truyền thống Indonesia. Năm 1985, nhờ phát hiện dạng đột biến của ốc sên mã não-- ốc sên bạch ngọc, TQ đã vươn lên thành nước xuất khẩu thịt ốc sên lớn nhất thế giới. chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ.

Dù ngành nông nghiệp ở Bulgaria và châu Âu đã suy giảm trong 20 năm qua nhưng nghề nuôi ốc sên - cung cấp một món ăn khoái khẩu đặc biệt phổ biến ở Pháp và Italy, đã trở thành một nghề phát triển năng động tại đất nước nghèo nhất Liên minh châu Âu (EU) này.

Những người nông dân từng chăn nuôi lợn, bò và gia cầm nay đang tìm hướng đi mới sau khi bị phá sản do suy thoái kinh tế. Anh Kostov cho biết: “Giờ thì ai ai cũng là nông dân nuôi ốc sên. Cách đây 2 năm, mọi người cười phá lên khi biết chúng tôi đang nuôi ốc sên. Nhưng năm ngoái thì người ta lại sôi sục với ốc sên, họ gọi điện từ khắp mọi nơi để hỏi thông tin”.

Theo Kostov, mỗi người có thể dễ dàng chăm nom một nông trại rộng khoảng 0,1ha với 3 - 5 nhân công chủ yếu làm công việc đảm bảo độ ẩm vào chiều tối khi cho ốc sên ăn. Tuy nhiên, đến lúc thu hoạch thì cần cả phụ nữ và trẻ em làm việc từ sáng đến tối. Kostov dự định tăng gấp đôi quy mô sản xuất từ mùa xuân tới và tăng diện tích nuôi ốc sên lên 1,5ha từ 0,4ha như hiện nay.

Hiện tai AMQ đang nuôi ốc sên theo kỹ thuật của các nước Đông Âu. Ốc sên được nuôi theo mô hình khép kín đảm bảo nguồn giống và thức ăn sạch. Các mặt hàng xuất bán chủ yếu là thịt ốc sên làm sạch đã được hấp chín. Sản phẩm đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của chi cục an toàn thực phẩm trực thuộc sở y tế chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM.